Useful blogs about baby care for moms to better support your child development.
Khi bước vào tháng thứ 6 là một cột mốc quan trọng bắt đầu thay đổi vượt bậc của bé về mọi mặt, phản ánh qua hoạt động, cử động, tương tác,... Như vậy bé 6 tháng biết làm gì? Điều cha mẹ cần biết trong giai đoạn này bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những lưu ý cần biết để sẵn sàng cho em bé bước vào chặng đường phát triển.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng và chiều cao của trẻ 6 tháng tuổi lần lượt là:
- Đối với bé trai: Khoảng 7.9kg và 67.6cm.
- Đối với bé gái: Khoảng 7.3kg và 65.7cm.
Lưu ý: Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu trẻ không đạt mốc cân nặng và chiều cao này nhưng phát triển khỏe mạnh thì ba mẹ không nên quá lo lắng.
Mốc 6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của bé. Lúc này, các thay đổi hành vi của trẻ sẽ thật sự rõ rệt.
Khi ở tư thế sấp, bé có thể nâng chân lên mặt sàng và lật ở mọi hướng. Song song đó, con biết dùng hai tay và đầu gối để chống thân mình, đung đưa hướng trước hoặc hướng sau. Con đôi khi có thể nhấn bụng xuống mặt sàng, tận dụng chân và tay để bò qua các phía. Bên cạnh đó, trẻ biết co người ở thế nằm sấp, tạo thành tư thế nửa ngồi.
Khi nâng bé dậy bằng tay, con biết tự cân bằng nhờ phần hông và lưng thẳng, giữ đầu thẳng và thoải mái cử động. Ở tư thế ngồi ghế, con cân bằng dễ dàng vững chắc và nắm đồ chơi. Trong trường hợp ngã, trẻ biết từ từ tự ngồi dậy, mặc dù vậy, thân người còn phải nghiêng ra phía trước và chống bằng đôi tay để đỡ cơ thể.
Khi chuyển sang giai đoạn 6 tháng tuổi, em bé đã có thể vận dụng ngón tay để thao tác một cách linh hoạt. Bé biết dùng ngón tay để giữ đồ đạc, đồ ăn và đung đưa qua lại. Em bé với người và giữ đồ trong tầm tay. Lúc cho ăn, bé có khả năng vừa uống vừa chồm tay cầm bình sữa. Không chỉ vậy, khi mặt bị che khuất, em bé tự biết dùng tay lấy ra.
- Khi đặt bé nằm, nếu bé thấy nơi bé nằm có đồ chơi treo, bé sẽ với tay để cố lấy được. Khi kéo bé ngồi dậy và đặt đồ chơi trước mặt, trẻ sẽ nắm lấy vật dụng.
- Khi người lớn lấy đồ trong tay bé và đặt xuống giường (chỗ bé dễ thấy), bé chồm tới để đuổi theo và giữ món đồ trong tay. Nếu đồ chơi bị rơi xuống đất, bé sẽ cúi đầu xuống tìm.
- Nếu để trước mặt con ba khối xếp hình, lúc bé chạm vào khối đầu tiên, bé tiếp tục với tay để lấy miếng thứ hai, và để ý tới khối thứ ba.
- Trẻ có khả năng đưa tay nắm đồ rất nhanh và quyết tâm khi nhìn thấy đồ vật. Đa phần, bé sẽ để ý chăm chú vào vật định lấy, tuy nhiên cũng có khi khép mắt đến khi giữ chặt được.
Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu bắt đầu nói những âm thanh đơn giản như ô, a, i,... Với nhiều mức độ lớn, bé và độ cao thấp khác nhau theo mỗi lần trẻ tập nói. Lúc bé phát âm, bé cũng hoạt động tay tích cực hơn và hào hứng hơn. Nổi bật, trẻ sẽ tỏ ra thích thú với tiếng của mẹ và người gần gũi, đồng thời sẵn sàng trò chuyện với người khác.
Bé cũng sẽ phản ứng không thích khi gặp người lạ. Nhờ âm điệu, người thân dễ dàng nhận biết tâm trạng của trẻ như làm nũng, ủ rũ hay phấn khởi. Khi nghe gọi tên, bé sẽ biết và xoay người lại. Nếu ai đó thực hiện hành động bé không hài lòng, trẻ sẽ gạt tay ra và thể hiện thái độ không ưa.
Sau khi biết được trẻ 6 tháng biết làm gì, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian vui chơi cùng con để hỗ trợ trẻ luyện kỹ năng song song nâng cao thể chất toàn diện trong những năm tháng đầu. Một số hoạt động đầy thú vị ba mẹ có thể tham khảo như gọi tên đồ vật, chuyển động theo nhạc, thử nắm giữ đồ chơi, đọc lời ru,…
Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu tâm các dấu hiệu bất thường ở trẻ để nhanh chóng đưa ra giải pháp, đơn cử như:
- Trẻ không phản ứng với âm thanh chẳng hạn không bị kích thích bởi tiếng động to và đột ngột, không phản ứng khi được gọi, không chuyển động khi nghe nhạc vui nhộn.
- Bé không hứng thú với người quen đồng thời không khó chịu hay khóc khi gặp người lạ.
- Trẻ vận động chưa tốt ví dụ chưa thể tự ngồi, chưa điều khiển ngón tay để cầm nắm…
Dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên chuyển sang ăn dặm vào lúc 6 tháng và kết thúc ở tháng thứ 24. Trong giai đoạn đó, đường ruột của trẻ gần như hoàn chỉnh, sẵn sàng xử lý thức ăn phức tạp hơn sữa mẹ. Song song, trẻ tiếp tục dùng sữa mẹ hay sử dụng sữa công thức để bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào. Thêm vào đó, trẻ có thể ăn thử bột từ ngũ cốc từ một đến hai lần trong ngày để tăng cường vitamin cùng khoáng chất.
Trẻ tròn 6 tháng chưa cần bổ sung trái cây. Trong trường hợp cha mẹ muốn, có thể cho bé dùng không quá 120 - 180ml/ngày. Nếu bé từ chối, cha mẹ có thể pha loãng với nước lọc. Song, nên cho trẻ dùng nước trái cây tự chế biến tại nhà, hạn chế dùng nước trái cây bán sẵn bên ngoài để bảo đảm an toàn vệ sinh cho đường ruột đối với hệ tiêu hóa của trẻ.
Thông qua bài viết liên quan đến câu hỏi trẻ 6 tháng có thể làm gì, hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm được các mẹo hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ tốt. Thời điểm trẻ 6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé, do đó phụ huynh nên chú ý kỹ lưỡng tới yếu tố phát triển vận động, dinh dưỡng,... và quan sát trẻ nhằm nhận ra dấu hiệu bất thường nếu có, từ đó nhận sự tư vấn từ bác sĩ và chuyên gia.
>>> Tham khảo thêm:
Trẻ 7 tháng biết làm gì? Các cột mốc phát triển quan trọng
Trẻ 8 tháng biết làm gì? Cách chăm sóc đúng để con khỏe mạnh
Sed at tellus, pharetra lacus, aenean risus non nisl ultricies commodo diam aliquet arcu enim eu leo porttitor habitasse adipiscing porttitor varius ultricies facilisis viverra lacus neque.